Thụ tinh ống nghiệm có sinh thường được không?

September 25, 2015
Nam Khoa

Nhiều vợ chồng sẽ băn khoăn lo lắng việc thụ tinh ống nghiệm có thể sinh thường được không? Thực tế, mang thai IVF sẽ có nhiều điểm đặc biệt so với mang thai tựn hiên. Tuy nhiên, việc sinh thường hay sinh mổ là vấn đề bạn không cần quá lo lắng. Hãy theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của người mẹ và lựa chọn phương pháp mà bác sỹ chuyên gia đã chỉ định cho bạn nhé.

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, việc bạn mang thai sau IVF là “thai hiếm” và càng phải chăm sóc thật tốt để thai nhi được phát triển bình thường. Tuy nhiên, sinh mổ hay sinh thường không hoàn toàn phụ thuộc vào phương pháp thụ tinh mà lại phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ cũng như tình trạng thai nhi.

Thụ tinh ống nghiệm sinh thường hay sinh mổ?

Nhìn nhận một cách khách sinh thường và sinh mổ đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Quan trọng là phương pháp mà bác sỹ chỉ định cho bạn sẽ là thuận lợi nhất và mang đến sự an toàn tuyệt đối. Tuy nhiên, với những trường hợp thụ tinh ống nghiệm, các bác sỹ sẽ đưa ra lời khuyên sinh mổ. Lý do phương pháp sinh mổ được khuyến khích nếu có con nhờ IVF bởi vì:

  • Sinh mổ có thể chủ động vềngày giờ.
  • Ít gặp nguy cơ suy thaib khi mổ chủ động.
  • Đặc biệt, với những trường hợp có con muộn, mẹ trên 40 tuổi mới có con đầu lòng thì nên chủ động mổ lấy con.

Đối với phương pháp sinh mổ, bạn cần lựa chọn một cơ sở uy tín và chất lượng. Bác sỹ chuyên môn cao để tránh các nguy cơ như nhiễm trùng. Tình trạng đau nhiều sau sinh, mệt mỏi, dễ bị bế sản dịch gây viêm nội mạc tử cung. Nguy cơ dị ứng thuốc tê, thuốc mê, phẫu thuật, nguy cơ nứt sẹo mổ cũ khi mang thai lần kế tiếp.

Thụ tinh ống nghiệm sinh mổ trong những trường hợp nào?

Nếubạn vẫn thắc mắc thụ tinh ống nghiệm có sinh thường được không thì câu trả lờilà có. Bạn có thể sinh thường khi mang thai IVF nếu đảm bảo yêu cầu về sức khỏevà được bác sỹ chỉ định sinh thường qua đường âm đạo. Thực tế, đã có những trườnghợp bác sỹ chỉ định đẻ mổ mà cố sinh thường gây nên hậu quả đáng tiếc. Ngược lại,nếu bác sỹ tiên lượng việc sinh thường sẽ an toàn hơn thì bạn nên tuân thủ.

Nhữngtrường hợp mang thai IVF nên thực hiện sinh mổ bao gồm:

Đốivới tình trạng của sản phụ:

·       Khung chậu hẹp, khung chậuméo, hoặc khung chậu giới hạn và ước lượng cân thai không nhỏ, nứt hoặc vỡxương chậu trước đó.

·       Bị bệnh lý không thể sinhthường được: Herpes sinh dục đang tiến triển, sùi mào gà, bệnh tim nặng.

·       Tiền sản giật nặnghoặc sản giật nhưng cổ tử cung không thuận tiện để sinh ngả âm đạo.

·       Có vết mổ cũ trên thân tửcung: Mổ bóc nhân xơ, mổ tạo hình tử cung, mổ lấy thai từ 2 lần trở lên.

·       Có những khối u cản đườngra của thai nhi (được gọi là u tiền đạo) như u xơ tử cung nằm thấp, u nang buồngtrứng nằm thấp.

Đốivới tình trạng của thai nhi:

·       Tình trạng thai suy

·       Con quý, hiếm (thụ tinh ốngnghiệm, lâu ngày mới có con, mẹ trên 40 tuổi mới có con đầu lòng).

·       Thai suy dinh dưỡng.

·       Ngôi thai bất thường:ngôi ngang, ngôi mông.

·       Thai to (4kg trở lên)

·       Nhau tiền đạo, nhau bongnon.

·       Ối vỡ lâu nhưng cổ tửcung không mở.

·       Thiểu ối nặng hoặc vô ối.

Mẹcần lưu ý điều gì giai đoạn hậu chuyển phôi

Trongcác quy trình làm thụ tinh ống nghiệm, bạn phải chú ý giữ gìn và chăm sóc sứckhỏe một cách cẩn thận. Đặc biệt là giai đoạn chuyển phôi thành công, phôi thaiđược chuyển vào tử cung của người vợ tiếp tục phân chia tế bào và làm tổ. Đâylà giai đoạn rất nhạy cảm, cần thiết chú ý mọi hoạt động, sinh hoạt hằng ngày.

Ngaysau khi được chuyển phôi, mẹ cần phải nghỉ ngơi tại bệnh viện từ 2-4 giờ sau đómới về nhà. Trong những ngày kế tiếp, các mẹ cần được nghỉ ngơi tại nhà, tránhnhững hoạt động mạnh, không leo cầu thang, đi lại nhẹ nhàng nhất có thể. Đặc biệt,giai đoạn này bạn cần bổ sung một chế độ giàu chất dinh dưỡng, tránh tiếp xúc vớinhững đồ vật nguy hiểm và có hại.

Tuynhiên, bạn cũng cần lưu ý vì sau khi thụ tinh ống nghiệm, một số biến chứng cóthể xảy ra:

-Các biến chứng do thủ thuật gây ra như: chảy máu trong do chọc vào các mạch máulớn trong ổ bụng và do làm tổn thương buồng trứng; có thể xảy ra nhiễm trùng dochọc hút vào ruột, đại tràng; có thể chảy máu bàng quang do kim chọc vào bàngquang. Tuy nhiên, những tai biến này tỷ lệ xảy ra rất thấp, nếu có  sẽ được bác sĩ phát hiện ra sớm nên bạn khôngcần phải quá lo lắng.

-Khi mẹ được kê đơn thuốc để kích buồng trứng, có thể gặp hội chứng quá kích buồngtrứng (OHSS) là một biến chứng của điều trị kích thích buồng trứng và của khởiđộng phóng noãn. Nếu mẹ cảm thấy căng chướng bụng nhiều, đau bụng, buồn nôn,nôn ói nhiều hoặc khó thở…nên trở lại bệnh viện tái khám.

Bêncạnh đó, thụ tinh trong ống nghiệm có thể dẫn đến mang đa thai. Do trong quátrình chuyển phôi sẽ có nhiều phôi được chuyển vào tử cung của bạn nhằm mụcđích tăng cơ hội mang thai, khả năng bạn mang đa thai có thể xảy ra là như thế 

Điềugì xảy ra với các phôi dư sau sau IVF thành công

Trongmỗi lần thực hiện thụ tinh nhân tạo cho các cặp vợ chồng, bác sỹ có thể chuyểnnhiều hơn 1 phôi vào tử cung của mẹ để tăng tỷ lệ mang thai. Tuy nhiên, đâycũng là vấn đề mà nhiều người băn khoăn vì việc mang đa thai có thể xảy ra. Tạibệnh viện Hỗ trợ sinh sản và Nam học Đức Phúc, bạn có thể yên tâm vì những trườnghợp bác sĩ đánh giá người mẹ không nên mang đa thai, số lượng hợp tử cấy vào tửcung sẽ được giảm xuống để đảm bảo yếu tố an toàn cho mẹ và thai nhi.

Vậynhững phôi dư sau khi thực hiện IVF thành công sẽ được xử trí như thế nào? Nhữnghợp tử này sẽ được lưa trữ bằng phương pháp đông lạnh để sử dụng cho những lầnsau hoặc hiến tặng cho những trường hợp vô sinh hiếm muộn khác.

Chămsóc mẹ và thai nhi sau khi thực hiện IVF thành công

Thụtinh ống nghiệm sinh thương hay sinh mổ còn phụ thuộc vào quá trình dưỡng thaicủa các mẹ bầu. Sau khi thực hiện IVF thành công, bạn sẽ cần quan tâm đến việcchăm sóc sức khỏe cho mẹ và thai nhi nhiều hơn.

Khithai nhi bắt đầu hình thành và phát triển, các mẹ nên chú ý với những dấu hiệuthay đổi trên cơ thể mình:

·       Đau bụng vùng hạ vị doquá trình chuyển phôi vào buồng tử cung và phôi thai làm tổ nên mẹ có cảm giácđau lâm râm vùng bụng từ rốn xuống xương vệ.

·       Ra huyết âm đạo, với lượngrất ít chỉ vài giọt, huyết nhợt.

·       Đau ngực 2 bên vú, cảmgiác căng đau.

·       Toàn thân mệt mỏi, khôngmuốn ăn.

Tronggiai đoạn này, mẹ cần được nghỉ ngơi hoàn toàn và tĩnh dưỡng để tinh thần thoảimái. Bạn không nên làm việc, không được hoạt động mạnh và phải ngủ sâu giấc.

Mỗiem bé IVF được sinh ra cũng sẽ phát triển bình thường như những đứa trẻ đượcsinh theo liệu pháp tự nhiên. Tuy nhiên, quá trình chăm sóc trong những giai đoạncủa thai kỳ sẽ có nhiều yêu cầu đặc biệt hơn. Trong khoảng thời gian mang thai,để đảm bảo sự phát triển thuận lợi của thai nhi, mẹ bầu cần bổ sung thêm một sốloại hormone cũng như một số loại thuốc theo chỉ định của bác sỹ chuyên môn.

Trongba tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn mà các mẹ cần đặc biệt lưu tâm chú ý.Không giống với quá trình thụ thai tự nhiên, khi bạn làm IVF, bạn có thể dùng đếnnhững loại thuốc dưỡng thai và những loại thuốc nhằm điều chỉnh lượng hormone.Chính vì thế, ba tháng đầu thai kỳ, mẹ không được vận động mạnh, phải nhẹ nhàngtrong sinh hoạt hằng ngày và có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống dinh dưỡng để tránhtình trạng bị động thai.

Mộtđiều quan trọng trong quá trình chăm sóc và dưỡng thai là bạn cần phải thămkhám định kỳ theo lịch hẹn của bác sỹ. Những xét nghiệm cần thiết về thai kỳ màbạn cần thực hiện như siêu âm thai ở tuần 12 – 14 để đo độ mờ da gáy, siêu âmkhảo sát hình thái học thai nhi và theo dõi sự phát triển của thai nhi khi thai22 – 24 tuần. Tại bệnh viện Đức Phúc, mẹ sẽ được theo dõi thai kỳ theo lịchkhám thai cũng như thực hiện đầy đủ các qui trình nội dung khám thai.

Giaiđoạn cuối thai kỳ của trường hợp thụ tinh ống nghiệm, bạn có thể sử dụng thuốchỗ trợ phổi Corticoid theo chỉ dẫn của bác sỹ vì thai nhi có nguy cơ sinh sớmso với ngày dự sinh. Bác sĩ sẽ chỉ định sinh thường hay sinh mổ tùy thuộc vàotrường hợp của mẹ mang đơn thai hay đa thai và trình trạng sức khỏe mẹ như thếnào.

Nhữnglưu ý với mẹ bầu IVF

Ngoàichế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt thì sau khi thực hiện thụ tinh ống nghiệmthành công, mẹ bầu cần chú ý thêm về một số vấn đề khác. Những yếu tố này có thểliên quan đến khả năng sinh thường hoặc sinh mổ khi làm IVF.

Tâmlý thoải mái, tránh căng thẳng

Sự phát triển của thai nhi phụ thuộc rất lớn đếntâm lý của người mẹ khi mang thai. Với những “thai quý” được thụ tinh ống nghiệm,bạn càng cần lưu tâm hơn vấn đề này. Trong giai đoạn mang thai và dưỡng thai, bạncần để tâm hồn thư giãn và tâm lý thoải mái, tránh bị stress và căng thẳng để đảmbảo an toàn cho thai nhi. Và để có được tâm lý thoải mái cho mẹ bầu, sự chămsóc của người chồng và gia đình là vô cùng quan trọng. Người chồng hãy luôn bêncạnh để chăm sóc và động viên vợ mình trong giai đoạn mang bầu nhé.

Tránhtự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sỹ

Cácbạn đã biết, trong mọi trường hợp việc tự ý dùng thuốc đều có thể gây nguy hiểmvới sức khỏe. Đặc biệt với những mẹ bầu IVF, hãy thận trọng vấn đề này. Nếu bạngặp những vấn đề về sức khỏe hãy thăm khám bác sỹ để có những chỉ định rõ ràngvà cần thiết.

Tránhxa những đồ vật không an toàn

Mộtsố đồ vật không an toàn với các trường hợp có thai nhờ thụ tinh ống nghiệm nhưsơn móng tay, các chất tẩy rửa… Bên cạnh đó, các mẹ nên tránh xa, không tiếpxúc với khói thuốc lá, chỗ đông người để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân vàthai nhi.

Tạibệnh viện Hỗ trợ sinh sản và Nam học Đức Phúc, các mẹ bầu thành công từ phươngpháp thụ tinh ống nghiệm sẽ được chỉ định sinh thường hoặc sinh mổ tùy vào từngtrường hợp cụ thể. Các bác sỹ chuyên gia sẽ thăm khám và mang đến giải pháp tốtnhất, an toàn nhất để hành trình vượt cạn của bạn thành công.

 

TS.BS Trần văn Hùng

BSCKII Trần Văn Hùng

Ts.BS CKII Trần Văn Hùng – chuyên giaViện sản C (Bệnh viện Phụ sản Trung ương), giảng viên bộ môn Sản phụ khoa Đại học Y Hà Nội. Bác sĩ Hùng là chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực sản phụ khoa, điều trị vô sinh hiếm muộn. BS CKII Trần Văn Hùng có hơn 30 năm kinh nghiệm chuyênsâu về sản phụ khoa, siêu âm thai, thủ thuật sản phụ khoa và được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng.

Related Posts